Câu hỏi bạn không bao giờ nên đặt ra cho ứng viên của mình

Theo chia sẻ của một nhà tuyển dụng trên website https://goodcv.vn, Vài năm trước, khi tôi tuyển thêm một ứng viên từ một công ty phần mềm nổi tiếng. Anh ta do một người quen giới thiệu và tôi cảm thấy rất hào hứng khi nghe anh ta nói về những đóng góp của mình cho công ty.

Khi chúng tôi phỏng vấn trực tiếp, anh ta trả lời tất cả các câu hỏi bằng cách chỉ vào danh thiếp và liên tục nói rằng “Tại công ty, chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi đã hoàn thành …” Hai mươi phút sau, tôi đã biết khá nhiều thông tin về công ty nhưng lại không biết gì về ứng viên mà mình đang phỏng vấn.

Tôi lắng nghe thêm một lát và nhặt lấy tờ danh thiếp trên bàn, xé nó ra làm đôi và nói rằng “giới thiệu về công ty như vậy là đủ rồi, rốt cuộc thì a đã làm được gì?”

Sau khi bị shock nhẹ, anh ta đã lấy lại tinh thần và bắt đầu giới thiệu về mình. Chúng tôi cũng trao đổi thẳng thắn từng nhu cầu, mong muốn, và mục tiêu đối với vị trí đang tuyển dụng. Nó không còn là một cuộc phỏng vấn xin việc, mà nó là một cuộc trò chuyện về công việc. Chúng tôi không còn là nhà tuyển dụng và ứng viên mà là hai người quyết định có nên làm việc cùng nhau hay không? Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, chúng tôi đều có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Tạo ra không khí giống như một cuộc trò chuyện về công việc chính là bí quyết tuyển dụng thành công nhất của tôi. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn mà tôi thường tránh trong suốt quá trình phỏng vấn.

1. “Tại sao bạn lại muốn làm việc cho công ty chúng tôi?”
Ứng viên của bạn có thể đã chuẩn bị một danh sách những lý do phù hợp với mục tiêu của công ty trước khi tìm việc làm. Hãy hỏi “bạn sẽ làm gì khi được nhận vào công ty?” để tạo điều kiện cho ứng viên nói về những gì họ muốn cống hiến cho công ty bạn. Điều này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về niềm đam mê cũng như những giá trị của ứng viên đó.

2. “Bạn đã làm gì ở công ty cũ?”
Bắt đầu một mối quan hệ công việc bằng việc hỏi về công việc cũ cũng giống như bắt đầu một mối quan hệ lãng mạn mà lại đi hỏi về người yêu cũ vậy. Thay vào đó, bạn có thể nói rằng “Nếu bây giờ chúng ta có một dự án muốn đẩy nhanh tốc độ trước khoảng một tháng, bạn sẽ làm thế nào?”

3. “Ưu điểm, nhược điểm lớn nhất của bạn là gì?”

Chúng ta hoàn toàn có thể dự đoán được câu trả lời cho câu hỏi này. Ví dụ như cầu toàn, làm việc chăm chỉ, chịu được áp lực cao, …. Nếu bạn muốn nghe câu hỏi ngắn gọn, hãy đặt câu hỏi này. Nhưng nếu bạn muốn biết được kỹ năng, tính khí và đạo đức làm việc của ứng viên, hãy yêu cầu họ kể về một thách thức mà họ đã gặp phải trong công việc và xem họ giải quyết vấn đề như thế nào.
Tham khảo thêm kỹ năng phỏng vấn để củng cố cho mình một kỹ năng chuyên nghiệp: https://goodcv.vn/blog/ky-nang-phong-van-nci2

4. “Động lực để thành công của bạn là gì?”
Thay vào đó hãy hỏi xem họ cần công ty, quản lý, và đồng nghiệp hỗ trợ những gì để hoàn thành công việc. Như vậy, bạn không chỉ biết được động lực làm việc của nhân viên mà còn biết được những công cụ cụ thể họ cần để làm việc hiệu quả.

5. “Sở thích của bạn là gì?”
Ứng viên có thể sẽ đưa ra một loạt những câu trả lời không trung thực trong trường hợp này. Thay vào đó, hãy hỏi xem họ thư giãn bằng cách nào. Như vậy, ứng viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ về những đam mê thực sự của họ.

Sẽ có những cuộc trò chuyện truyền cho bạn nhiều cảm xúc, nhưng cũng có những lần mà bạn muốn quên đi. Chỉ cần bạn tạo ra không khí của một cuộc trò chuyện chứ không phải cuộc phỏng vấn, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những thông tin mà ứng viên cung cấp. Bạn cũng sẽ đưa ra được quyết định chính xác hơn. Hy vọng với những thông tin trên của Blog, bạn sẽ nhanh chóng tìm được những ứng viên tiềm năng cho công ty mình.